Nhóm các thế lực xung quanh Trung Quốc) đang trong giai đoạn hình thành.

Đoàn kết vì Trung Quốc

Theo SCMP, GAPAC (viết tắt của Grouping of Asian Powers Around China - Nhóm các thế lực xung quanh Trung Quốc) đang trong giai đoạn hình thành.

Về thành viên, GAPAC gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia... những láng giềng lo ngại sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Hiện GAPAC mới trong giai đoạn “phôi thai", ở mức là một tập hợp, được gắn lại với nhau nhờ “chất keo”: “kháng cự Trung Quốc”.

Do đó, họ chưa có ban thư ký, chẳng có hiến chương mà cũng chưa có các cuộc họp thường niên, thậm chí là một phát ngôn viên.

Tuy nhiên, các kênh liên lạc, sự hợp tác bí mật giữa các thành viên đang gia tăng, tỉ lệ thuận với những nguy cơ về chiến lược, an ninh mà Trung Quốc đặt ra.

Về hình thức, các cuộc gặp của các thành viên GAPAC ít khi được thông báo rầm rộ nhưng cũng không khó để nhận ra những mối liên hệ mang tính chiến lược giữa các thành viên.

Đơn cử như hai cường quốc Nhật Bản và Ấn Độ dù cách xa địa lý, khác biệt lớn về văn hóa... đang chủ động “tán tỉnh” lẫn nhau, hợp tác với nhau trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng... Hay như bộ đôi Hàn Quốc - Australia đang cùng nhau truyền sinh lực cho liên minh Đông Á vốn được Washington, Tokyo và Seoul ủng hộ...

Dễ thấy hơn nữa là những gì diễn ra tại hội nghị Đối thoại Shangri-La 10 vừa diễn ra tại Singapore. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt là “ngôi sao” của hội nghị, thu hút sự mọi “ánh đèn sân khấu” thì phía sau “tấm rèm” là hàng loạt cuộc họp không chính thức của các thành viên GAPAC mà.các phương tiện truyền thông vẫn gọi là các cuộc gặp bên lề Shangri-La, thậm chí một số còn không được đưa tin...

Tính về “tuổi tác”, GAPAC rất non trẻ khi so với nhiều tổ chức, kể cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức định hình Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (liên kết các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nga...).

Tuy nhiên, xét về khả năng ra quyết định, GAPAC mạnh hơn ASEAN và dường như khối này phản ứng nhanh hơn với những diễn biến đang xảy ra. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề cần được thử thách trong thời gian tới.

Về mục tiêu, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh chính sách ngoại giao quân sự, các thành viên GAPAC âm thầm phối hợp để chống lại nước này; giống như một quan chức an ninh Ấn Độ khẳng định: “ Chúng tôi đều hài lòng khi những quan chức như Tướng Lương Quang Liệt can dự nhiều hơn vào khu vực. Tuy nhiên, ở hậu trường, chúng tôi mới tìm thấy sự an toàn khi đoàn kết với nhau. Nói cách khác, các cường quốc châu Á xích lại gần nhau nhằm tìm đối sách với Trung Quốc”.

Cựu cố vấn cho Tổng thống Hàn Quốc là Tiến sĩ Lee Chung-min thì cho biết: “Trung Quốc đang đẩy chúng tôi lại với nhau. Bắc Kinh quá lớn để bị kiềm chế nhưng chúng tôi vẫn phải tìm cách khống chế họ. Chúng tôi phải hiểu, hỗ trợ và cân bằng với nhau”.

Tuy nhiên, GAPAC đang gặp khá nhiều khó khăn. Quan trọng nhất là việc tất cả các thành viên đều đang trong tình thế lưỡng nan trong quan hệ với Trung Quốc. Cụ thể thì mỗi thành viên đều có lợi khi Trung Quốc phát triển nhưng ngược lại, họ lo sợ chính việc Bắc Kinh lớn mạnh. Do đó, họ vừa phải ủng hộ Trung Quốc tiến lên, nhưng vẫn phải chuẩn bị để đứng lên kháng cự lại Bắc Kinh khi thấy cần thiết.

Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ

Theo RUVR, với nhiều hành động cứng rắn công khai, Trung Quốc đang buộc nhiều láng giềng tìm kiếm đối trọng cân bằng. Riêng với ASEAN, Trung Quốc đang đẩy khối này vào vòng tay Mỹ.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là tranh chấp ở biển Đông. Cách đây chưa lâu, Philippines gửi Liên Hiệp Quốc công hàm chính thức, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Đó là phản ứng đối với hành động của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của mình bao trùm gần như toàn bộ biển Đông có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú.

Manila cũng đưa ra tuyên bố do thực tế là các tàu hải quân Trung Quốc lấn át tàu của Philippinnes đang thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Trước đó, các nước ASEAN cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử trong biển Đông.

Trong văn kiện quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao; quy nhận cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”.

Cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các thành viên hữu quan, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Vasily Mikheev nêu ý kiến.

Ông cho biết: “Trung Quốc và ASEAN có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình và v.v... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là ở chỗ, làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau".

"Dưới tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần thêm một lần nữa suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, làm thế nào để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”, chuyên viên Nga nhận xét.

Tuy nhiên hiện thời Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các hành động cứng rắn công khai của Trung Quốc thực sự đang buộc các láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh.

Năm ngoái trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông”.

ASEAN hy vọng rằng đến 2012 – mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức – sẽ ký kết Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.

No comments:

Post a Comment

 

dotties weight loss zone 2009